Nội dung bài viết
Hướng dẫn cách chăm sóc cây Nha Đam thủy sinh
Nha Đam thủy sinh hay còn gọi là cây Lô Hội được biết đến với khả năng làm mờ sẹo cực hiệu quả. Tuy nhiên, ít người biết nha đam thủy sinh còn là loại cây để trong nhà có vẻ đẹp vô cùng ấn tượng. Đặc biệt, Nha Đam thủy sinh hợp với người mệnh Mộc.
Nha Đam có thân ngắn, rễ chùm. Khi trồng thủy sinh, bạn có thể dễ dàng quan sát toàn bộ quá trình bộ rễ sinh trưởng và phát triển. Đây là điều vô cùng thú vị với mà loại cây thủy sinh để bàn mang lại.
1/ Ý nghĩa của cây Nha Đam thủy sinh
Nha Đam thủy sinh có dáng vươn thẳng đại diện cho ý chí quyết tâm vượt quá khó khăn trong cuộc sống. Cây được trang trí trong nhà sẽ là biểu tượng cho ý chí sắc bén, kiên trì và dễ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Trong không khí có nhiều loại bụi bẩn, tạp chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nha Đam thủy sinh có khả năng hút bụi bẩn, lọc không khí mang lại không gian xanh – sạch – chất lượng cho cả không gian sống của bạn.
2/ Tác dụng của nha đam thủy sinh
Chắc chắn cô gái nào cũng biết rằng nha đam có thể ngăn ngừa mụn và làm sáng da, trắng da, phòng ngừa lão hóa khi kiên trì sử dụng. Nha Đam còn có thể chống các bệnh ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu năm 2010 tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng, Nha Đam có thể giảm 20% khả năng ung thư.
Bên cạnh đó, các tia bức xạ từ các thiết bị điện: lò vi sóng, modem phát wifi, tivi, máy tính, điện thoại,…cũng bị hạn chế bởi nha đam thủy sinh.
Mách nhỏ: Bạn cũng có thể kiểm tra được chất lượng không khí hiện với cây Nha Đam thủy sinh. Nếu không khí chất lượng kém thì trên lá của cây nha đam sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ.
3/ Nha Đam thủy sinh hợp với mệnh nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, nha đam thủy sinh đặc biệt phù hợp với người mệnh Mộc. Gia chủ mệnh Mộc thường có sự linh hoạt, nhanh nhẹn nhưng họ lại khó giữ được bình tĩnh, nên dễ đánh mất thành quả khi sắp đặt được.
Người mệnh Mộc trồng Nha Đam thủy sinh trong nhà hay trang trí trên bàn làm việc sẽ khắc phục được những nhược điểm xấu, mang lại nhiều may mắn thuận lợi, suôn sẻ hơn trong cuộc sống.
4/ Cách chăm sóc Nha Đam thủy sinh
Nha Đam thủy sinh là loại cây dễ trồng, sống lâu và không tốn nhiều thời gian chăm sóc cây. Nha đam có thể trồng bằng đất hoặc ở dạng thủy canh thích hợp dành cho người bận rộn. Mặc dù là cây dễ chăm sóc, nhưng bạn vẫn cần phải lưu ý đến những yếu tố dưới đây để cây khỏe mạnh, tránh bị bệnh.
4.1/ Nước cho cây
Nha Đam thủy sinh chỉ cần thay nước 1 lần/tuần và đảm bảo lượng nước ngập 1/2 rễ (không ngập thân chính của cây). Sử dụng nước lọc, nước đun sôi là an toàn nhất cho cây.
Lưu ý: Khi sử dụng nước máy để thay nước cho cây, bạn cần để nước ít nhất 1 ngày để bay hết lượng clo độc hại.
4.2/ Điều kiện ánh sáng
Nha Đam thủy sinh có thể sống và phát triển được trong môi trường thiếu ánh sáng. Tuy nhiên để cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, bạn cần thường xuyên phơi cây dưới ánh nắng để cây quang hợp.
– Tần xuất: Ít nhất 1 tuần/lần.
– Thời điểm: Buổi sớm và chiều muộn.
Lưu ý: Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt nhiều giờ. Vì nếu phơi cây dưới ánh nắng gắt sẽ khiến lá cây bị cháy, hoặc thối nhũn.
4.3/ Nhiệt độ và độ ẩm
Cây sẽ phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15-35 độ C. Cây chịu lạnh kém nên nhiệt độ môi trường xuống thấp, dưới 5 độ C thì cây sẽ ngừng phát triển.
4.4/ Chế độ dinh dưỡng cho cây
Cần bổ sung thêm dung dịch thủy canh giúp thúc đẩy quá trình phát triển rễ cây nha đam thủy sinh. Trong quá trình sử dụng, cần làm theo hướng dẫn và bảo quản nơi thoáng mát.
Lưu ý: Việc bổ sung chất dinh dưỡng này có thể thực hiện cùng lúc với việc thay nước cho cây.
5/ Một số bệnh thường gặp ở nha đam thủy sinh
Biểu bì lá của Nha Đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày nên lá bị vàng và thối nhũn. Trong trường hợp này bạn phải kiểm tra, tìm nguyên nhân gây bệnh rồi khắc phục tình trạng.
5.1/ Nha Đam thủy sinh bị vàng lá
Nguyên nhân: Do Nha Đam bị nhiễm vi khuẩn. Lá xanh chuyển sang màu vàng, úng thối và lây lan các nhánh lá khác.
Cách khắc phục:
– Bạn cần cắt bỏ những lá bị thối, cách ly cây bị bệnh để không bị nhiễm khuẩn lây lan.
– Chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho cây.
5.2/ Nha Đam thủy sinh có đốm đen
Nguyên nhân: Những đốm đen xuất hiện trên bề mặt của lá. Nguyên nhân là do cây bị thiếu dưỡng chất.
Cách khắc phục: Bạn chỉ cần thay nước mới cho cây, sau đó bổ sung dung dịch thủy sinh cho Nha Đam thủy sinh phục hồi.
5.3/ Nha Đam thủy sinh bị thối rễ
Dấu hiệu: Lá bị héo, úa, teo, rễ và lá bị thối rữa.
Nguyên nhân: Do cây bị ngập úng nước.
Cách khắc phục:
– Bạn cần nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi chậu, rửa sạch rễ, cắt bỏ phần rễ bị thối.
– Trồng lại cây, nhớ thay nước sạch và bổ sung thêm dung dịch thủy sinh để cây nhanh hồi phục.
Lưu ý: Không để nước ngập thân chính, và không sử dụng nước chứa hóa chất.
Với những người yêu thích sự độc đáo và muốn ngắm nhìn toàn bộ quá trình phát triển của cây thủy sinh thì không thể bỏ qua nha đam thủy sinh. Hãy liên hệ với Vườn Cây Xinh để sở hữu ngay những chậu cây để bàn đẹp nhất nhé.
Với 5 năm kinh nghiệm trong việc trồng Cây cảnh để bàn, Cây lọc không khí, Cây nội thất, Cây decor… Mai Anh mong muốn mang đến cho khách hàng không gian nội thất đẹp mắt, giá cả phải chăng và dịch vụ chuyên nghiệp.
Thông tin liên hệ
Vườn Cây Xinh - Shop cây cảnh Hà Nội chuyên cây để bàn làm việc, trang trí nội thất, quà tặng khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, cây tặng khai trương, tân gia,...
- CS1: Xuân Dục, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
- CS2: 608 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 033.573.7580 - 039.753.6610
- Email: lienhe.vuoncayxinh@gmail.com
- Website: https://vuoncayxinh.com/
Thu Hòa Đã mua hàng
Bộ đôi vạn niên thanh và nha đam thủy sinh decor kệ sách chuẩn bài lắm shop ạ ^^ Cứ bị xinh xinh ý <3
Hoàng Nam Đã mua hàng
Hình như dòng nha đam thủy sinh này hàng hiếm hay sao ấy, đặt bao lâu mới có. Nhưng cây của shop khá đẹp, giá lại rẻ nên cũng không phí công chờ.