Nội dung bài viết
Cây Lan Chi (Cỏ lan chi) hay còn được gọi là cây dây nhện đã được NASA công nhận là loại cây có tác dụng hút bụi làm sạch 85% không khí, loại bỏ được những chất độc hại có trong không khí, tạo không gian xanh – sạch – đẹp.
Với việc môi trường sống ngày càng ô nhiễm thì việc sở hữu một chậu cây Lan Chi (Cỏ lan chi) là rất cấp thiết. Bạn có thể đặt Lan Chi trên bàn làm việc, bàn học, quán cafe hay trong phòng ngủ, bàn trà,… để bảo vệ sức khỏe.
1/ Ý nghĩa cây Lan Chi để bàn
Cây Lan chi để bàn có hình dáng nhỏ xinh, là biểu tượng của sự may mắn, hanh thông, thăng tiến trong công việc. Cỏ Lan Chi được coi là loại cây để bàn làm việc mang đến may mắn cho người sở hữu chúng.
1.1/ Ý nghĩa phong thủy
Theo quan niệm xưa, cây cỏ Lan Chi được coi là cây có khả năng trừ tà, mang đến niềm vui trong cuộc sống. Trong công việc thì thăng quan tiến chức. Trong kinh doanh có sự hanh thông, thuận lợi.
1.2/ Ý nghĩa trong cuộc sống
Sở hữu chậu cây lan chi trong nhà sẽ rất tốt đối với sức khỏe của gia đình bạn. Cây giúp thanh lọc không khí, làm sạch không gian tạo nên môi trường sạch hơn. Chính vì thế, Lan Chi được coi như “chiếc máy hút bụi thần kỳ” trong mỗi gia đình.
1.3/ Ý nghĩa trong công danh
Trong công danh, Lan chi có ý nghĩa mang lại may mắn về đường tiền tài, danh vọng, giúp sự nghiệp thăng tiến. Đồng thời, Lan Chi cũng có ý nghĩa giúp cho mối quan hệ với đồng nghiệp sếp cũng tốt hơn.
Nếu kinh doanh, bạn nên bày một chậu cây Lan Chi trong cửa hàng để hút tài lộc, may mắn, làm ăn ngày một phát đạt.
2/ Cỏ Lan Chi để bàn hợp tuổi nào, mệnh nào?
Cỏ Lan chi là cây cảnh phong thủy hợp với những người thuộc mệnh Thủy. Để phù hợp hơn, bạn nên chọn chậu cây màu đen, xanh da trời, trắng, ánh kim thì sẽ tốt hơn cho gia chủ.
>>> Xem thêm: Top 16 cây hợp mệnh Thủy “đón lộc” vào nhà
– Về tuổi: Cỏ Lan Chi rất hợp với những người tuổi Ngọ và tuổi Mùi. Cây Lan Chi sẽ giúp cho người tuổi Ngọ Và Mùi gặp nhiều may mắn, thành công trong công việc. Các bạn đừng e ngại lựa chọn loại cây này nhé, có thể nó sẽ mang đến may mắn cho bạn đấy.
>>> Xem thêm: Tuổi Ngọ hợp cây gì? Cây phong thủy tuổi Ngọ: 1966, 1978, 1990, 2002
>>> Xem thêm: Tuổi Mùi hợp cây gì? Cây phong thủy tuổi Mùi: 1967, 1979, 1991, 2003
3/ Tác dụng của cây Lan Chi (Cây dây nhện)
1/ Máy lọc không khí cực đỉnh: Theo nghiên cứu, chỉ sau 24 tiếng, cây lan chi có thể hấp thụ hết 85% lượng khí Formaldehyde độc hại tồn tại trong đồ nội thất gỗ công nghiệp, thanh lọc tới 95% khí CO2.
=> Thích hợp để trong những văn phòng kín, đông người.
2/ Hạn chế tia tử ngoại: Lá của cây Lan Chi có chứa Chlorophyll – Chất này giúp hút tia điện tử có hại từ máy tính và biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.
=> Với những người làm việc nhiều với máy tính nên có một chậu lan chi để loại bỏ tia điện tử độc hại.
3/ Tăng tính thẩm mỹ: Lan chi là giống cây thân cỏ, lá cây mềm là một “bảo bối” trang trí nhà cửa, ban công, sân vườn,…
=> Lan Chi cũng có thể được chọn làm một món quà ý nghĩa dành tặng người thân.
4/ Tăng cường trí nhớ và hiệu quả công việc: Màu xanh của lá cây Lan Chi đã được chứng minh, có thể giúp tăng thêm 20% trí nhớ và tăng 10% hiệu quả công việc. Nó giúp bạn giải tỏa stress và tạo hứng thú trong công việc.
=> Cây Lan Chi được dân văn phòng rất ưa dùng làm cây cảnh để bàn làm việc.
4/ Cách chăm sóc Lan Chi để bàn
Cỏ Lan Chi là cây ưa mát, để cho cây luôn duy trì được sắc xanh, bạn phải lưu ý đến cách chăm sóc.
4.1/ Chế độ nước cho cây
Cây lan chi có phần rễ phình phía dưới để trữ nước nên có khả năng chịu hạn tốt. Nhưng vào mùa hè bạn phải đảm bảo đất luôn ẩm để cây không bị thiếu nước.
Dấu hiệu nhận biết cây đủ nước hay thiếu nước:
– Lá cây mềm nghĩa là cây đang thiếu nước.
– Lá cứng có nghĩa là cây đủ nước.
Lưu ý: Hãy sử dụng nước lọc, hoặc nước đóng chai để tưới cho cây.
– Phun sương lên lá để làm mát trong những ngày nắng nóng.
4.2/ Loại đất trồng phù hợp
Cây Lan Chi thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Loại đất giữ ẩm tốt, dễ thoát nước là loại đất tốt nhất. Đất trồng trồng Lan Chi cần phải có độ ẩm và độ pH trong khoảng 6 đến 7.5 là phù hợp.
Mách nhỏ: Bạn có thể pha thêm xơ dừa, đất mùn vào chậu để tăng độ xốp cho cây.
4.3/ Điều kiện ánh sáng
Cây Lan Chi để bàn ưa sáng, khả năng chịu hạn cực tốt, thích hợp trồng ngoài ban công, sân thượng. Nếu trồng trong nhà bạn nên thường xuyên cho cây lan chi ra tắm nắng.
– Thời gian: Sáng sớm (6h – 9h) hoặc chiều muộn (17h – 18h) là thời gian thích hợp nhất.
– Tần xuất: 3 – 4 lần/tuần.
Lưu ý: Dù là cây trồng ngoại thất nhưng với những ngày nắng nóng bạn cũng nên cung cấp nước để cây không bị thiếu nước.
4.4/ Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 28oC. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cây sẽ lập tức phát sinh các dấu hiệu như lá bị bỏng, héo vàng, rụng.
– Độ ẩm 50 – 70% là thích hợp để cây để sinh trưởng tốt nhất.
Bạn có thể dùng bình xịt phun sương lên lá để duy trì độ ẩm và giúp cây luôn xanh tươi, sạch sẽ.
5/ Những bệnh thường gặp ở cây Dây Nhện để bàn
Bạn cần thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện bệnh sớm và kịp thời khắc phục. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở Lan Chi.
5.1/ Lan Chi bị rệp tấn công
Nguyên nhân: Giữa mùa mưa và mùa khô là thời điểm rệp tấn công mạnh mẽ nhất.
Cách khắc phục:
– Bạn nên loại bỏ các lá cây bị rệp tấn công để tránh lây lan.
– Pha loãng nước rửa bát, phun xung quanh tất cả các lá. Khoảng 2-3 ngày/lần cho đến khi rệp biến mất.
Lưu ý: Chỉ phun trên lá, không để dung dịch ngấm sâu vào đất.
5.2/ Cỏ Lan Chi bị thối rễ
Nguyên nhân: Nước quá nhiều dẫn đến bị úng.
Cách khắc phục:
– Thay đất trong chậu bằng loại đất mới, cắt tỉa hết những phần bị thối rồi trồng lại.
– Chuyển cây đến nơi mát mẻ để cây phát triển.
5.3/ Lan Chi bị vàng lá
Nguyên nhân:
– Thiếu ánh sáng: Cây đặt ở nơi thiếu ánh sáng trong thời gian dài, làm cây không quang hợp được, lá cây sẽ yếu ớt và bị vàng lá.
– Nước tưới quá nhiều: Tuy Lan Chi thích sống trong môi trường ẩm ướt, nhưng nếu tưới quá nhiều nước khiến rễ cây bị thối, lá cx bị vàng và chuyển đến thối lá.
– Bón phân không đầy đủ: Bón phân không đủ hoặc phân thiếu chất, cũng rất dễ khiến cây bị vàng hoặc cháy đầu lá.
Cách khắc phục: Trước hết bạn cần chuyển cây đến nơi có đầy đủ ánh sáng. Điều chỉnh lại lượng nước tưới.
– Sử dụng đậu nành: Trong đậu nành chứa rất nhiều nitơ và có thể chuyển hóa thành phân đạm. Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn có thể chôn 2 – 3 hạt đậu nành trong chậu cây. Giúp cây thúc đẩy sự phát triển của cây và giải quyết hiện tượng vàng lá của cây Lan Chi.
– Sử dụng vỏ trứng: Vỏ trứng chứa nhiều thành phần tốt cho cây mà không tìm thấy ở nơi khác. Không chỉ thúc đẩy sự phát triển mà còn cải thiện độ pH của đất. Ngăn không cho đất trở nên quá cứng. Đây chính là loại phân bón tốt cho hoa và cây cảnh.
Cây lan chi để bàn là một “Máy lọc không khí” cực đỉnh. Nó có thể xử lý tới 95% lượng CO2 giúp không khí trong phòng được sạch hơn, tươi mát hơn. Vì vậy có khá nhiều người sử dụng lan chi làm cây cảnh trong nhà để cải thiện bầu không khí trong gia đình.
Với 5 năm kinh nghiệm trong việc trồng Cây cảnh để bàn, Cây lọc không khí, Cây nội thất, Cây decor… Mai Anh mong muốn mang đến cho khách hàng không gian nội thất đẹp mắt, giá cả phải chăng và dịch vụ chuyên nghiệp.
Thông tin liên hệ
Vườn Cây Xinh - Shop cây cảnh Hà Nội chuyên cây để bàn làm việc, trang trí nội thất, quà tặng khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, cây tặng khai trương, tân gia,...
- CS1: Xuân Dục, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
- CS2: 608 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 033.573.7580 - 039.753.6610
- Email: lienhe.vuoncayxinh@gmail.com
- Website: https://vuoncayxinh.com/
Mai Anh Đã mua hàng
Chậu cây lan chi mua tại shop để ở cửa sổ công ty ai cũng khen, mình cứ vứt đó mà nó cũng ra nhiều nhánh non đẹp lắm.